ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ YÊN HƯNG HUYỆN YÊN MÔ
Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Ủy ban nhân dân xã Yên Hưng

HƯỚNG DẪN Thực hiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo theo Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND ngày 10/3/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình

Thứ năm, 06/04/2023

HƯỚNG DẪN Thực hiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo theo Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND ngày 10/3/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình

Thứ năm, 06/04/2023

  

HƯỚNG DẪN

Thực hiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo theo Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND ngày 10/3/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình.

 

Căn cứ Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND);

Thực hiện Văn bản số 206/UBND-VP6 ngày 28/3/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội – Sở Xây dựng ban hành hướng dẫn thực hiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo theo Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND cụ thể như sau:

1. Nguyên tắc, đối tượng, điều kiện hỗ trợ:

Thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND.

2. Thiết kế mẫu nhà ở

Không bắt buộc áp dụng thiết kế mẫu. Tùy theo điều kiện cụ thể, người dân có thể xây dựng theo kinh nghiệm, truyền thống, phù hợp với điều kiện kinh tế, sinh hoạt của gia đình, nhưng phải đảm bảo tiêu chí tối thiểu về diện tích, chất lượng theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND.

3. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Rà soát, lập danh sách hỗ trợ (tại cấp thôn, xóm)

Trưởng thôn/xóm/Tổ dân phố (TDP) tiếp nhận đơn đề nghị hỗ trợ xây dựng/sửa chữa nhà ở của hộ nghèo (theo mẫu tại Phụ lục số I kèm theo hướng dẫn này) và chủ trì tổ chức cuộc họp với đại diện các hộ nghèo của thôn/xóm/TDP.

Thành phần cuộc họp gồm: Trưởng thôn/xóm/TDP (chủ trì họp), Bí thư Chi bộ thôn, Đại diện các Chi Hội: Liên hiệp phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của thôn/xóm, Trưởng ban công tác Mặt trận và đại diện của các hộ nghèo trong thôn/xóm/TDP; mời công chức Lao động TBXH cấp xã cùng dự, mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã dự họp để giám sát.

Nội dung cuộc họp: Phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND; trên cơ sở thực trạng về nhà ở của các hộ nghèo, nhu cầu của hộ, hội nghị tiến hành xem xét, tư vấn để đưa vào danh sách hộ xây mới hay sửa chữa cho phù hợp, và hội nghị tiến hành biểu quyết (theo hình thức biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín) nếu hộ có trên 50% số người tham gia cuộc họp đồng ý thì đưa vào danh sách đề nghị hỗ trợ.

Nội dung cuộc họp được lập thành biên bản (theo mẫu Phụ lục số II). Căn cứ kết quả cuộc họp Trưởng thôn/xóm/TDP lập danh sách hộ đề nghị hỗ trợ (theo mẫu A1 – Phụ lục số VII) gửi UBND cấp xã.

b) Bước 2: Thẩm định, niêm yết công khai, lập danh sách (tại cấp xã)

UBND cấp xã tổng hợp danh sách của các thôn/xóm/TDP, thông báo qua đài truyền thanh cấp xã và niêm yết công khai danh sách hộ nghèo được đề xuất hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn/xóm/TDP và trụ sở UBND cấp xã. Thời gian niêm yết công khai là 03 ngày. Mẫu biên bản niêm yết công khai và kết thúc niêm yết công khai (áp dụng mẫu trong các kỳ rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm).

Hết thời hạn niêm yết công khai, UBND cấp xã rà soát, thẩm định thực tế nếu cần thiết, lập danh sách hộ đề nghị hỗ trợ (theo mẫu A1 – Phụ lục số VII) gửi về UBND cấp huyện.

c) Bước 3. Thẩm định, lập danh sách (tại cấp huyện)

Nhận được danh sách của UBND cấp xã, UBND cấp huyện chỉ đạo phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các phòng ban chuyên môn tiến hành kiểm tra quy trình rà soát, thực trạng nhà ở của các hộ mà cấp xã đề nghị. Tổng hợp và phê duyệt danh sách (theo mẫu A1 và A2 – Phụ lục số VII) báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Xây dựng). Thời gian thực hiện bước này tối đa là 10 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được báo cáo của cấp xã.

* Trường hợp phát sinh khiếu nại, tố cáo trong quá trình phê duyệt danh sách hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở thì việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo.

d) Bước 4: Thẩm định, lập danh sách (tại cấp tỉnh)

Trên cơ sở danh sách hộ đề nghị hỗ trợ của UBND cấp huyện, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cơ quan có liên quan thẩm định, tổng hợp kết quả, lập danh sách trình UBND tỉnh phê duyệt.

e) Bước 5: Tổ chức thực hiện hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở

Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt danh sách hộ được hỗ trợ, UBND cấp huyện thông báo cho UBND cấp xã để triển khai thực hiện.

Hộ nghèo trong danh sách phê duyệt được hỗ trợ xây mới hoặc chữa nhà ở ký cam kết xây mới hoặc sửa chữa nhà ở (theo mẫu Phụ lục số III), đăng ký với UBND cấp xã đề nghị hỗ trợ kinh phí.

UBND cấp xã lập biểu tổng hợp ký cam kết (theo mẫu Phụ lục số IV) để quản lý theo dõi và tổ chức xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo. Đối với hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có chữa nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp khả năng tự xây Ủy ban Mặt trận mới hoặc sửa Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận thống nhất phân công các đoàn thể, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho hộ gia đình.

Hộ nghèo tự xây dựng, sửa chữa nhà ở (hoặc Người đại diện của tổ chức hội, đoàn thể đảm nhiệm việc xây dựng, sửa chữa giúp hộ nghèo) báo cáo UBND cấp xã khi hoàn thành các phần việc giai đoạn khởi công để được cấp kinh phí hỗ trợ (hoàn thành phần móng đối với những hộ xây dựng nhà ở mới, hoàn thành từ 30% khối lượng công việc trở lên đối với những hộ sửa chữa nhà ở hiện có thì được giải ngân 50% kinh phí hỗ trợ); hoàn thành toàn bộ công trình thì tổ chức nghiệm thu và giải ngân 50% kinh phí còn lại. Mức hỗ trợ theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND là 100 triệu đồng đối với xây mới và 50 triệu đồng đối với sửa chữa.

Biên bản xác nhận hoàn thành các phần việc giai đoạn khởi công và biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng (theo mẫu tại Phụ lục V và Phụ lục VI đính kèm).

4. Thời gian rà soát, lập danh sách đề nghị hỗ trợ

Cấp thôn/xóm, cấp xã, cấp huyện tổ chức rà soát, thẩm định, lập danh sách hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trong thời gian từ đầu tháng 01 đến ngày 10/3 hàng năm, gửi danh sách về Sở Lao động - TBXH trước ngày 15/3 hàng năm. Riêng năm 2023 thời hạn nộp danh sách về các Sở trước ngày 20/4/2023.

Các sở ngành tổ chức thẩm định, tổng hợp danh sách trình UBND tỉnh phê duyệt trước 01/4 hàng năm. Riêng năm 2023 trình UBND tỉnh trước ngày 01/5/2023.

5. Chế độ báo cáo

Các địa phương báo cáo kết quả công tác hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6) và hàng năm (trước ngày 15/12) (biểu mẫu báo cáo theo Phụ lục VIII, IX đính kèm) gửi về Sở Lao động – TBXH và Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

6. Hồ sơ thanh quyết toán bao gồm:

- Quyết định phê duyệt danh sách hộ được hỗ trợ của UBND tỉnh.

- Bản cam kết xây mới hoặc sửa chữa nhà ở của hộ (mẫu Phụ lục số III) - Đơn đề nghị của hộ, biên bản nghiệm thu giai đoạn của cấp xã đối với hộ có nhu cầu ứng 50% kinh phí.

- Đơn đề nghị của hộ, biên bản nghiệm thu hoàn thành của cấp xã khi hộ hoàn thành quá trình xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.

- Ảnh chụp toàn cảnh căn nhà trước khi và sau khi xây mới hoặc sửa chữa cùng với chân dung đại diện hộ.